Các bộ phận của giàn giáo gồm những gì?

Giàn giáo là khung xương chống đỡ xuyên suốt trong quá trình thi công, công cụ không thể thiếu dù công trình lớn hay nhỏ vì vậy các bộ phận của giàn giáo đều ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn trong thi công xây dựng. Vậy các bộ phận của giàn giáo gồm những gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Các bộ phận của giàn giáo

1 bộ giàn giáo gồm những gì? Một hệ giàn giáo trong xây dựng tiêu chuẩn đầy đủ bao gồm:

  • Khung giàn giáo: là bộ phận quan trọng nhất trong một hệ giàn giáo hoàn chỉnh, khung xương kết nối các bộ phận với nhau. Chính vì vậy khi mua giàn giáo hay sản xuất giàn giáo, khách hàng cần rất lưu ý tới chất lượng của khung giàn giáo như: độ dày ống thép, các điểm nối liên kết, các mối hàn, …
  • Giằng chéo: có tác dụng cố định, tạo ra độ an toàn cho khung giàn giáo và chống gãy cho giàn giáo. Nếu thiếu đi giằng chéo thì không thể lắp ráp được 1 hệ giàn giáo hoàn chỉnh.

báo   hoa   thị   xưởng   bán   42   gì   khoá   số   tiếng   chi   tiết

Ngoài 2 bộ phận chính là khung giàn giáo và giằng chéo ra thì cần phải có thêm những phụ kiện đi kèm để tạo nên một hệ giàn giáo hoàn chỉnh:

  • Mâm giàn giáo: Còn được gọi là sàn thao tác giàn giáo, có chức năng chính là để thợ đứng trên đó thi công hay để đặt các vật dụng xây dựng như hồ, vữa, gạch… mâm giàn giáo có 2 loại cơ bản: loại có móc khóa và loại không có móc khóa 
  • Kích tăng: còn được gọi là kích hay tăng, hiện nay kích tăng có 2 loại là : kích bằng và kích U
  • Kích bằng: sử dụng bên dưới chân giàn giáo có chức năng điều chỉnh độ cao bên dưới hệ giàn giáo, kích bằng thường được lắp đặt chung với những thiết bị xây dựng khác như: hệ giàn giáo, hệ cốp pha sàn,... giúp cho việc đổ bê tông được thuận tiện hơn.
  • Kích U: sử dụng bên trên giàn giáo dùng để điều chỉnh độ cao của sàn, cốp pha bên trên hệ giàn giáo. Kích U có công dụng làm giá đỡ để đặt xà gồ vào tạo nên bộ khung chống sàn cố định. Khi sử dụng kích tăng U thì giàn giáo không cần lắp đặt thêm đầu nối.

Cùm xoay là phụ kiện đi kèm dùng để nối ống thép với giàn giáo giúp cho kết cấu của hệ giàn giáo được chắc chắn và an toàn hơn, chịu được tải trọng lớn.

báo   hoa   thị   xưởng   bán   42   gì   khoá   số   tiếng   chi   tiết

Cầu thang giàn giáo: giúp cho việc di chuyển lên xuống giàn giáo được thuận tiện và an toàn hơn. Ở 2 đầu cầu thang có móc khóa để cố định thang an toàn, thiết kế bề rộng vừa đủ để sao cho công nhân di chuyển thuận tiện nhất có thể.

Bánh xe giàn giáo: cũng có 2 loại chính là: loại có phanh và loại không có phanh cố định. Bánh xe có chức năng giúp cho việc di chuyển giàn giáo được dễ dàng hơn.

Chân giàn giáo: là bộ phận hết sức quan trọng để tạo nên độ chắc chắn, có chức năng chịu lực cho cả hệ giàn giáo. 

Cây chống giàn giáo: hay còn được gọi là cột chống thép, cột chống sàn, … có công dụng làm hệ đỡ chống sàn giàn giáo. Có 2 loại cây chống giàn giáo phổ biến: cây chống tăng và cây chống xiên.

2. Phụ kiện giàn giáo gồm những gì? 

Giàn giáo có vai trò nâng đỡ người và vật liệu, giúp công nhân làm việc an toàn, thuận tiện khi trên cao. Muốn vậy, hệ thống này phải được trang bị đầy đủ các vật tư giàn giáo để đảm bảo tính liên kết vững chức giữa các bộ phận. Một hệ giàn giáo hoàn chỉnh bao gồm các phụ kiện:

  • Lan can giàn giáo
  • Đầu nối giàn giáo
  • Ống nối giàn giáo
  • Khớp nối giàn giáo
  • Thẻ treo giàn giáo (thẻ an toàn giàn giáo)
  • Chân đế giàn giáo
  • Khóa giàn giáo
  • Kẹp dầm giàn giáo
  • Dây buộc giàn giáo
  • Gông giàn giáo

báo   hoa   thị   xưởng   bán   42   gì   khoá   số   tiếng   chi   tiết

3. Khoảng cách 2 chân giàn giáo là bao nhiêu? 

Khoảng cách giữa 2 chân giàn giáo giao động từ 1m25 - 1m6. Đây là kích giữa 2 chân cho hầu hết tất cả các loại giàn giáo. Cũng là kích thước chuẩn để nó có thể đặt khoảng 3 cái mâm giàn giáo (sàn thao tác giàn giáo) đủ diện tích để cho công nhân thi công và để vật dụng máy móc hỗ trợ xây dựng.

4. Trọng lượng thông thường của giàn giáo là bao nhiêu? 

Trong lượng giàn giáo là trọng lượng của 1 khung giàn giáo được bóc tách theo từng bộ phận để gia tăng độ chính xác trong thi công.

  • Giàn giáo khung: Đây chính là loại giàn giáo truyền thống và được sử dụng  phổ biến nhất. Có 2 loại giàn giáo khung là:
  • Giàn giáo sơn dầu
  • Giàn giáo ống kẽm.
  • Chẳng hạn: Một  khung giàn giáo có trọng lượng thực tế là 1700mm sẽ có khối lượng giao động từ khoảng 10.5kg đến 13kg…Có sự chênh lệch như vậy là do loại thép và vật tư phụ làm khung giàn giáo khác nhau. Thông thường sẽ cho phép chênh lệch từ 1.5kg - 3kg.

Vậy thép và các vật tư phụ cấu kiện là những yếu tố quyết định đến trọng lượng của một hệ giàn giáo. Sử dụng thép và vật tư phụ đúng tiêu chuẩn thì khung giàn giáo thành phẩm sẽ có trọng lượng chuẩn an toàn.

Công ty Butraco Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm nội thất bằng vật liệu inox, thép, tôn lợp, và các sản phẩm gia công cơ khí. Nắm rõ tiêu chí “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Butraco luôn tin tưởng sẽ thành công trong mọi lĩnh vực xứng đáng với niềm tin của khách hàng và đối tác. 

-------------------------------------------

Công ty TNHH Butraco Việt Nam (BUTRACO VIETNAM COMPANY.,Ltd)

  • VPGD: Tòa N03, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
  • SĐT liên hệ: 0983566468 - 0979566468