Gia công cơ khí là gì? Các phương pháp gia công cơ khí

Gia công cơ khí là quá trình sản xuất sản phẩm cơ khí bằng cách sử dụng các công nghệ, máy móc gia công để cắt, uốn, khoan, gia công chính xác hay lắp ráp các bộ phận. Các sản phẩm từ gia công cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Bài viết của Butraco này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm gia công cơ khí là gì? Các phương pháp gia công cơ khí phổ biến.

1. Gia công cơ khí là gì?

Gia công cơ khí là một quá trình sản xuất, chế tạo các sản phẩm từ các vật liệu kim loại bằng các phương pháp cắt, đánh bóng, phay, mài, khoan, tiện và hàn. Quá trình gia công cơ khí nhằm tạo ra các linh kiện, bộ phận hoặc sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của các khách hàng. 

Phương pháp gia công cơ khí là gì? Phương pháp gia công cơ khí là quá trình gia công thực hiện bằng tay hay bằng các thiết bị gia công cơ khí hiện đại như các máy móc cơ khí CNC, máy laser, máy 3D, máy EDM, máy plasma và máy gia công nước.

gì   8   11   sổ   pdf

Mục đích của quá trình gia công cơ khí là tạo ra các sản phẩm với độ chính xác cao và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắt khe. Các sản phẩm từ gia công cơ khí có độ bền cao và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất ô tô, tàu thủy, máy móc công nghiệp, máy bay, đồ gia dụng và đồ chơi. Gia công cơ khí là 1 trong những hoạt động quan trọng trong đời ngành công nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

2. Phân loại các phương pháp gia công cơ khí

Gia công cơ khí được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tuỳ vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là 4 cách sau:

2.1. Theo phôi gia công

Phương pháp gia công không phôi và có phôi được ứng dụng nhiều trong cơ khí: 

  • Gia công cơ khí không phôi: còn được gọi là gia công cơ khí đột dập, gia công cơ nóng hay gia công áp lực. Đây là quy trình không cần tách khối kim loại ra khỏi máy. Các hoạt động trong quá trình bao gồm: đúc, rèn, kéo, ép, dập nóng, dập nguội, cán, và hàn. Gia công cơ khí không phôi thường áp dụng cho các sản phẩm không quá đòi hỏi về độ chính xác và tinh xảo cao. Để nâng cao độ chính xác, sau đó có thể sử dụng các phương pháp gia công khác như: cắt laser, bào, khoan và chuốt.
  • Gia công cơ khí có phôi: là sử dụng các dụng cụ và phương pháp gia công cơ khí để chế tạo ra các sản phẩm kim loại. Trong quá trình này, 1 phần kim loại sẽ bị loại bỏ để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các phương pháp gia công như: tiện, mài, khoét, bào, phay để biến phôi ban đầu thành sản phẩm cuối cùng. Gia công cơ khí có phôi thường được áp dụng cho các sản phẩm cần có hình dáng, kích thước, độ bóng hay độ chính xác cao. 

gì   8   11   sổ   pdf

2.2. Theo phương pháp gia công

Phân loại theo phương pháp gia công: 

  • Gia công cắt gọt : tiện, phay, khoan, mài,…
  • Gia công biến dạng : uốn, ép, dập,…

2.3. Theo độ chính xác

Có 3 mức độ chính xác như sau: 

  • Gia công thô
  • Gia công tinh 
  • Gia công siêu tinh.

2.4. Theo công nghệ

Theo công nghệ sử dụng, gia công cơ khí được chia làm 3 loại sau: 

  • Gia công cơ khí truyền thống
  • Gia công CNC 
  • Gia công tia laser, tia nước,…

3. Có mấy phương pháp gia công cơ khí

Có 2 phương pháp gia công cơ khí như sau:

3.1. Gia công cơ khí truyền thống

Trong gia công cơ khí truyền thống, các hoạt động thường được diễn ra như sau: 

  • Tiện: là quá trình cắt kim loại để tạo ra các chi tiết có dạng hình tròn. Tiện được sử dụng để sản xuất các bộ phận, linh kiện như: ốc vít, trục, bu lông, vòng bi, van, ...
  • Phay: là quá trình cắt kim loại để tạo ra các chi tiết có hình phẳng hoặc hình bề mặt phức tạp. Phay được sử dụng để sản xuất các bộ phận như: tấm kim loại hay các bộ phận máy móc,...
  • Khoan: là quá trình cắt kim loại tạo ra lỗ trong các vật liệu kim loại. Khoan được sử dụng để sản xuất ra các bộ phận như: ốc vít, bu lông, van,..
  • Mài: là quá trình cắt kim loại bằng đá mài tạo ra các chi tiết có độ chính xác cao, bề mặt mịn. Mài được sử dụng để sản xuất ra các bộ phận như: khuôn mẫu, khuôn đúc, đồ gá,…
  • Hàn: là quá trình nối các chi tiết kim loại bằng cách nung chảy vật liệu. Hàn được sử dụng để nối các chi tiết kim loại lại với nhau để tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Ép: là quá trình tạo ra các chi tiết kim loại bằng cách ép vật liệu kim loại thành hình dạng theo yêu cầu.
  • Thủ công: là quá trình sử dụng các công cụ thủ công để cắt,  tạo hình dạng các chi tiết kim loại như: dao, dũa, cưa,..

gì   8   11   sổ   pdf

3.2. Gia công cơ khí tiên tiến

Quy trình thường thấy của gia công cơ khí tiên tiến bao gồm: 

  • Gia công CNC: là phương pháp gia công cơ khí bằng máy tính kết nối với máy CNC. Máy CNC được lập trình bằng các tập tin CAD/CAM để tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắt khe.
  • Gia công EDM: là phương pháp gia công cơ khí bằng cách sử dụng dòng điện để cắt kim loại tấm. Phương pháp này sử dụng để sản xuất các bộ phận có hình dạng phức tạp và có độ chính xác cao, các chi tiết kim loại mềm, dễ bị biến dạng khi gia công bằng các phương pháp truyền thống.
  • Gia công laser: là phương pháp cắt kim loại bằng tia ánh sáng laser. Ánh sáng laser có độ chính xác cao và cắt được các vật liệu kim loại mỏng mà không làm biến dạng hoặc phá vỡ các chi tiết.
  • Gia công 3D printing: là phương pháp tạo ra các chi tiết kim loại bằng cách sử dụng máy in 3D tạo ra từng lớp vật liệu kim loại đến khi tạo ra hình dạng theo yêu cầu. Phương pháp này tạo ra các chi tiết có hình dạng phức tạp cùng độ chính xác cao.
  • Gia công khí nén: là phương pháp sử dụng khí nén để cắt, tạo hình các chi tiết kim loại. Phương pháp này sử dụng để cắt các vật liệu kim loại mềm như: nhôm, đồng mà không làm biến dạng các chi tiết.
  • Gia công ultrasonic: là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để cắt, tạo hình dạng các chi tiết kim loại. Phương pháp này được sử dụng để gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp và độ chính xác cao.

4. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay

Phương pháp gia công cơ khí bằng tay là phương pháp sử dụng sức lực của con người để gia công. Có thể gọi đây là phương pháp gia công truyền thống. Đòi hỏi trình độ kỹ thuật tay nghề cao của người thợ cơ khí. 

Quá trình tạo hình được thực hiện với hệ thống các lực cơ học có tác động trực tiếp của con người. Đặc biệt, đối với quá trình tạo hình kim loại khối, bằng nhiệt như: Đúc, rèn, cán, kéo, ép, hàn, gò, dập nóng, dập nguội,…

Phương pháp gia công bằng tay có ưu điểm là nhìn các chi tiết được tạo nên rất có hồn vì các sản phẩm được chế tạo bởi những đôi bàn tay cực kỳ linh hoạt và xuất sắc của người thợ.

Tuy nhiên, phương pháp này lại có khá nhiều nhược điểm như:

  • Vì sử dụng bàn tay, sức lực của con người nên phương pháp này đòi hỏi người thợ gia công phải có kinh nghiệm trong nghề , để chế tạo ra một thành phẩm cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.
  • Độ chính xác thấp, có thể xảy ra nhiều rủi ro về sai số hỏng hóc cũng là điều khó tránh trong gia công bằng tay. Dù chỉ là 1 lỗi nhỏ cũng có thể làm hỏng cả một sản phẩm.

Tại Butraco với đầy đủ các thiết bị máy móc, đa dạng các phương pháp gia công cơ khí như: Gia công CNC, gia công cắt Laser, mài, hàn,... có thể gia công được nhiều sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao, hình dạng khó theo yêu cầu của khách hàng.

gì   8   11   sổ   pdf

Công ty Butraco Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm nội thất bằng vật liệu inox, thép, tôn lợp, và các sản phẩm gia công cơ khí. Nắm rõ tiêu chí “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Butraco luôn tin tưởng sẽ thành công trong mọi lĩnh vực xứng đáng với niềm tin của khách hàng và đối tác. 

-------------------------------------------

Butraco Việt Nam – Nhà cung cấp dịch vụ cắt laser CNC, gia công kim loại tấm theo yêu cầu

  • Công ty TNHH Butraco Việt Nam (BUTRACO VIETNAM COMPANY.,Ltd)
  • VPGD: Tòa N03, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
  • SĐT liên hệ: 0983566468 - 0979566468