Cốt thép là một thành phần cực kỳ quan trọng đối với các công trình xây dựng hiện đại. Nhờ vào cốt thép mà các công trình xây dựng có thể có quy mô rất lớn, xây dựng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo về mặt chất lượng. Vậy quy trình lắp dựng cốt thép bao gồm những gì? Tiêu chuẩn và những lưu ý về quy trình gia công, lắp dựng cốt thép như thế nào? Hãy cùng Butraco tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Cốt thép để thi công cần đảm bảo tiêu chuẩn nào?
Cốt thép là một thành phần rất quan trọng trong các công trình xây dựng và cần phải đáp ứng tiêu chuẩn theo TCVN 197:1985 để đảm bảo được tính an toàn và chất lượng của công trình.
Dưới đây là một số tiêu chuẩn cần thiết cho thi công cốt thép:
- Thép phải rõ ràng, đúng nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại (đảm bảo theo thiết kế và hợp đồng)
- Thép không bị tình trạng rỉ sét, không bám bụi bẩn, dầu mỡ,…
- Đúng mác thép thiết kế, quy cách thép, đường kính thép theo bản vẽ thiết kế của mỗi công trình
2. Quy trình sơ bộ của thi công lắp dựng cốt thép
Quá trình sơ bộ của lắp dựng cốt thép gồm có 5 bước như sau:
Bước 1: Công tác gia công cốt thép
Để việc gia công cốt thép đúng với bản vẽ thiết kế và quy định, trước hết cần phải đọc kỹ bản vẽ chi tiết cấu kiện ở mặt bằng, mặt cắt kiến trúc. Tiếp đó, triển khai detail gia công thép phải tuân thủ vị trí nối thép và giám sát trong quá trình thi công.
Bước 2: Thi công lắp dựng cốt thép
Công tác thi công lắp dựng phải đúng vị trí và đúng tiến độ.
- Đảm bảo được cấu kiện đạt đúng kích thước theo thiết kế
- Độ dài đoạn neo, khoảng cách giữa cốt thép, đai,…
- Đảm bảo chiều dài đoạn nối 30D chính xác
- Đảm bảo tiêu chuẩn gia công lắp dựng cốt thép
- Cốt thép tăng cường đảm bảo áp dụng theo đúng momen.
- Đối với dầm sàn thì việc hạ dầm chính trước rồi hạ dầm phụ sau. Neo đủ 30D đối với thép sàn vào dầm
- Xác định tim của trục. Đối với móng, dầm, sàn và cầu thang đi theo hệ thống định vị cốp pha dầm sàn đã được gia công lắp đặt trước
- Đối với cột và vách, từ lưới trục đã được triển khai trên sàn bật tiết diện chân cột, chân vách và chỉnh sửa thép, đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp dựng cốt thép
- Lớp bảo vệ phải phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện
- Khung thép chính phải được định dạng và đúng hình dạng cấu kiện
- Thép đai thi công phải thẳng đều và đúng khoảng cách
Bước 3: Thi công nối thép
- Đối với dầm sàn: Vị trí nối dầm sàn không nên nằm trong vùng nguy hiểm, nối đủ chiều dài theo thiết kế, tại 1 mặt cắt không được nối quá 50%, các thanh thép phải so le nhau.
- Chiều dài đoạn nối theo đúng thiết kế, thường lấy 40D cho vùng chịu kéo và 30D cho vùng chịu kéo (hạn chế không nối trong vùng chịu lực)
- Thép cột phải nối so le với nhau và uốn cổ chai toàn bộ
- Thép dầm nếu đường kính trên 18 nên uốn cổ chai và nối so le
Bước 4: Kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ
- Con kê cần đảm bảo chất lượng và đủ mác
- Lớp bê tông bảo vệ tùy loại cấu kiện mà có chiều cao, kích thước phù hợp
- Móng: theo thiết kế, thường lấy khoảng 5cm
- Dầm, cột: khoảng 2,5cm
- Sàn: sàn dày trên 10cm thì lấy 1,5cm, sàn dưới 10cm thì lấy 1cm
- Kê dầm tại 1 vị trí phải kê 2 cục để giúp khung thép ổn định, khoảng cách các con kê sàn lớp dưới đảm bảo tiêu chuẩn sao cho lớp thép được nâng hở đều
Bước 5: Công tác đổ bê tông
Trước khi đổ bê tông, phải kiểm tra sự chắc chắn của cốt thép và trong quá trình thực hiện cần theo dõi, chỉnh sửa các khu vực bị cong vênh. Cuối cùng, bảo dưỡng bê tông để có thể đạt được độ bền và an toàn nhất.
3. Một số lưu ý trong gia công, lắp dựng cốt thép
Một số lưu ý trong gia công, lắp dựng cốt thép như:
- Lựa chọn thép: Tiêu chí chọn thép là phải phù hợp với quy định thiết kế của cam kết giữa chủ đầu tư và người xây dựng.
- Vệ sinh, đánh gỉ thép: Thép bị gỉ trong quá trình bảo quản, gia công lắp dựng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công trình xây dựng. Điều này không những làm suy giảm sự liên kết giữa thép với lớp bảo vệ bên ngoài mà đây còn là nguyên nhân gây ra ăn mòn, sớm phá hủy kết cấu đối với công trình xây dựng.
- Gia công cốt thép: Khi gia công cốt thép phải đúng với kết cấu và quy định đã thống nhất.
- Lắp dựng cốt thép: Đây là 1 công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi độ chính xác cao. Lớp bảo vệ của hệ thống cốt thép phải phù hợp với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện thép.
- Nối thép: Chiều dài nối đúng theo quy định của thiết kế. Thông thường độ dài của thép sẽ ngắn hơn kết cấu của công trình.
- Kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ: Đủ cường độ, đảm bảo được chiều dày của lớp bảo vệ thép. Kê thép cần đúc trước để đảm bảo khi thi công không bị bể.
- Đổ bê tông: Trong quá trình đổ bê tông, cần điều chỉnh các vị trí bị tình trạng cong vênh, chưa đúng như bản.
Trên đây là các thông tin về gia công cốt thép và các tiêu chuẩn về thi công lắp dựng cốt thép. Cũng có rất nhiều khách hàng còn băn khoăn về báo giá thi công cầu thang bê tông cốt thép, đơn giá gia công cốt thép, định mức gia công lắp dựng cốt thép, giá nhân công gia công lắp dựng cốt thép. Butraco sẽ cung cấp thông tin tới các bạn trong các bài viết sau.
Công ty Butraco Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm nội thất bằng vật liệu inox, thép, tôn lợp, và các sản phẩm gia công cơ khí. Nắm rõ tiêu chí “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Butraco luôn tin tưởng sẽ thành công trong mọi lĩnh vực xứng đáng với niềm tin của khách hàng và đối tác.
-------------------------------------------
Butraco Việt Nam – Nhà cung cấp dịch vụ cắt laser CNC, gia công kim loại tấm theo yêu cầu
- Công ty TNHH Butraco Việt Nam (BUTRACO VIETNAM COMPANY.,Ltd)
- VPGD: Tòa N03, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Nhà máy: KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
- SĐT liên hệ: 0983566468 - 0979566468