Những số liệu quan trọng liên quan đến mái tôn

Mái tôn là một lựa chọn phổ biến cho việc lợp mái trong các công trình xây dựng, nhờ vào tính kinh tế, độ bền cao và khả năng lắp đặt nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các số liệu và thông tin kỹ thuật quan trọng liên quan đến mái tôn, bao gồm các yếu tố như khung sắt, trọng lượng, tải trọng, chân mái tôn, cùng chi phí và tuổi thọ của loại vật liệu này.

1. Các yếu tố kỹ thuật liên quan đến mái tôn

Thực tế cho thấy kết cấu phần mái đóng vai trò quan trọng tương đương như phần móng. Sự kết hợp của các bộ phận cấu tạo lên mái tôn giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ảnh hưởng tới độ bền của công trình.

1.1. Khung sắt lợp mái tôn

Khung sắt là một phần không thể thiếu trong cấu trúc mái tôn. Nó đóng vai trò làm nền tảng vững chắc, đảm bảo sự ổn định và an toàn cho kết cấu phần mái nhà. 

Khi thiết kế và lắp đặt khung sắt, cần lưu ý đến các yếu tố: độ dày của thép, kích thước khung hộp thép, kèo vì thép, xà gồ, phụ kiện đinh/vít sao cho đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực và khả năng chống oxy hóa dưới điều kiện thời tiết ở khu vực.

lơp   lộp   đà   nẵng   thanh   cũ   ton   mai   vẽ   1m2   ban   sat   bản   chằng   dùng   nghệ   ve   tai

1.2. Trọng lượng mái tôn

Trọng lượng mái tôn ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và cách lắp đặt. Mái tôn độ dày càng lớn, lớp mạ hay lớp màu phủ càng dày, trọng lượng càng cao.

Các loại mái tôn phổ biến có trọng lượng khác nhau, từ tôn lạnh nhẹ cho đến tôn cách nhiệt dày hơn. Nên nghiên cứu lựa chọn loại tôn phù hợp phải dựa trên khả năng chịu lực của khung sắt và mục đích sử dụng của công trình.

1.3. Tải trọng tiêu chuẩn mái tôn

Mái tôn được thiết kế để chịu được một tải trọng tiêu chuẩn nhất định, bao gồm tải trọng do gió, mưa, và đôi khi là tuyết (ở những vùng có khí hậu lạnh). 

Khi lắp đặt, cần kiểm tra và tính toán tải trọng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo mái có thể chịu được các yếu tố thời tiết khắc nghiệt mà không gây hư hại. Mái tôn đạt chuẩn cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng và đáp ứng tiêu chuẩn trọng tải của tổng thể kết cấu mái tôn.

1.4. Chân mái tôn

Chân mái tôn hỗ trợ trong việc cố định và nâng đỡ mái tôn, đảm bảo cấu trúc vững chắc và độ bền lâu dài. Có 2 loại chân mái tôn thường dùng:

Chân l mái tôn

  • Chân l mái tôn là các phụ kiện kim loại hình chữ "L" được sử dụng để cố định và kết nối mái tôn với khung sắt. Nó giúp mái tôn được giữ chặt hơn, chống lại các yếu tố gió mạnh và các rung động từ môi trường: gió, bão, mưa lớn. 
  • Vị trí đặt của chân L mái tôn tùy theo thiết kế cấu tạo, vừa duy trì an toàn và thẩm mỹ, độ bền kết cấu bao che.

Chân z mái tôn

  • Chân z mái tôn (xà gồ Z) là loại phổ biến nhất, thường được sử dụng làm khung đỡ cố định mái tôn. 
  • Thông thường khi thi công, vít bắn tôn xuyên qua lớp tôn bắt cố định vào chân Z phía dưới mái tôn. Vì thiết kế hình chữ "Z" tạo ra độ vững chắc cao và khả năng chịu tải tốt. Loại chân này thường được sử dụng trong các công trình công nghiệp và dân dụng có diện tích lớn: nhà xưởng, nhà kho, nhà máy sản xuất, …

1.5. Chi tiết sênô mái tôn

Sênô mái tôn là chi tiết quan trọng trong việc thu và dẫn nước mưa ra khỏi mái. Việc thiết kế, thi công lắp đặt sênô cần tính toán kỹ lưỡng về kích thước, độ nghiêng, đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động nhanh chóng, tránh ứ đọng nước trên mái. Ngày nay, sênô mái tôn (ống thoát nước mái tôn) được làm bằng nhựa, inox, hoặc lớn hơn làm bằng bê tông cốt thép.

2. Chi phí và tuổi thọ của mái tôn

Chi phí của mái tôn đi liền với tuổi thọ. Mái tôn rẻ khó có thể đảm bảo được về mặt chất lượng cũng như độ bền theo thời gian. Về sau dễ phát sinh nhiều chi phí liên quan: sửa chữa, bảo dưỡng, thậm chí phải thay mới hoàn toàn.

Vậy mái tôn giá bao nhiêu? Giá của mái tôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Loại tôn: tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn màu, số lớp tôn, thương hiệu tôn
  • Độ dày, kích thước tấm tôn: mái tôn dày bao nhiêu sẽ quyết định trực tiếp đến giá mái tôn. 
  • Độ dày phổ biến là từ 0.3 - 0.5mm (0.3 - 0.5 dem). Độ dày càng lớn thì giá thành càng cao. Ví dụ, tôn dày 0.5mm thường có giá cao hơn tôn mỏng 0.3mm do khả năng chịu lực và độ bền tốt hơn.
  • Các yêu cầu lắp đặt: vị trí lắp đặt, mức độ an toàn khi thi công, tiến độ thi công bàn giao hoàn thiện,...

lơp   lộp   đà   nẵng   thanh   cũ   ton   mai   vẽ   1m2   ban   sat   bản   chằng   dùng   nghệ   ve   tai

3. Tuổi thọ của mái tôn

Tuổi thọ của mái tôn trung bình từ 10 đến 25 năm, có những loại lên tới 50 năm. Tuổi thọ của mái tôn phụ thuộc vào:

Chất lượng vật liệu

  • Tôn lạnh và tôn nhôm kẽm thường có khả năng chống ăn mòn tốt hơn
  • Tôn dày khả năng chịu lực, chịu tải trọng tốt hơn
  • Lớp phủ bảo vệ: Một lớp sơn hoặc mạ bảo vệ như kẽm, nhôm kẽm giúp tôn chống lại quá trình oxy hóa và gỉ sét

Điều kiện môi trường: Thời tiết như nắng, mưa, gió bão và độ ẩm. Ở những khu vực có lượng mưa cao hoặc gần biển có hàm lượng muối cao, mái tôn dễ bị ăn mòn và hư hỏng nhanh hơn.

Quá trình lắp đặt

  • Lắp đặt chắc chắn, đúng cách, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố như gió mạnh hoặc mưa lớn có thể gây ra hiện tượng dột, hư hỏng.
  • Khung sắt và phụ kiện: Chất lượng khung sắt và các phụ kiện như ốc vít, chân z, chân l cũng ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống mái. Nếu các phụ kiện này không đảm bảo chất lượng hoặc bị rỉ sét, mái tôn dễ bị lỏng và hư hỏng.

Bảo trì và vệ sinh

  • Bảo dưỡng định kỳ: kiểm tra và làm sạch bề mặt mái tôn, sênô thoát nước định kỳ giúp ngăn chặn tình trạng ứ đọng nước, gây gỉ sét và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
  • Sơn lại mái tôn: kịp thời sơn lại mái tôn ở các vị trí xuất hiện dấu hiệu oxy hóa hoặc mất đi lớp bảo vệ giúp kéo dài thời gian sử dụng.

Tác động từ con người

  • Di chuyển đi lại trên mái: việc đi lại thường xuyên trên bề mặt tôn, đặc biệt với tôn mỏng dễ làm tôn bị hư hại bề mặt, móp méo biên dạng, làm giảm tuổi thọ của mái tôn
  • Sử dụng vật liệu và phương pháp bảo dưỡng không phù hợp có thể gây hại cho bề mặt mái tôn và làm giảm độ bền của nó.

4. Sản phẩm tôn lợp của Butraco

Là một trong những đơn vị cung cấp tôn lợp như tôn Seamlock và các loại tôn sóng (5 sóng, 6 sóng, 9 sóng, 11 sóng, 13 sóng), Butraco hiểu rõ tầm quan trọng của mái tôn đạt chuẩn đối với một công trình.

Butraco luôn nỗ lực cho ra sản phẩm tôn lợp có chất lượng cao về cả độ bền, thẩm mỹ, khả năng chịu tải trên mái. Vì vậy tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi dự án, chúng tôi luôn cân nhắc đến các yếu tố:

  • Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu làm mái tôn: màu sắc, độ dày tôn, độ cứng, chiều dài tấm tôn khi lắp đặt. Về kích thước biên dạng sóng đảm bảo theo kích thước tiêu chuẩn mái tôn hiện hành trong xây dựng.
  • Yếu tố ảnh hưởng tới quá trình, tiến độ thi công: vị trí địa lý của khu vực lắp đặt mái tôn, điều kiện lắp đặt trên mái, điều kiện di chuyển và vận chuyển tôn mái
  • Đảm bảo tiến độ dự án
  • Đề xuất phương án với chi phí hợp lý nhất
  • Cung cấp hồ sơ, tài liệu về vật liệu, nghiệm thu sản phẩm có báo cáo kết quả rõ ràng
  • Hỗ trợ bảo hành, bảo dưỡng mái tôn trong quá trình sử dụng

lơp   lộp   đà   nẵng   thanh   cũ   ton   mai   vẽ   1m2   ban   sat   bản   chằng   dùng   nghệ   ve   tai

Công ty Butraco Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm nội thất bằng vật liệu inox, thép, tôn lợp, và các sản phẩm gia công cơ khí. Nắm rõ tiêu chí “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Butraco luôn tin tưởng sẽ thành công trong mọi lĩnh vực xứng đáng với niềm tin của khách hàng và đối tác. 

-------------------------------------------

Butraco Việt Nam – Nhà cung cấp dịch vụ cắt laser CNC, gia công kim loại tấm theo yêu cầu

  • Công ty TNHH Butraco Việt Nam (BUTRACO VIETNAM COMPANY.,Ltd)
  • VPGD: Tòa N03, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
  • SĐT liên hệ: 0983566468 - 0979566468