Trong lĩnh vực xây dựng, việc sử dụng giàn giáo là 1 phần không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình thi công. Tuy nhiên, không ít vụ tai nạn sập giàn giáo đã xảy ra. Bài viết này hãy cùng Butraco tìm hiểu về nguyên nhân gây sập giàn giáo để từ đó nâng cao hiểu biết của chúng ta về an toàn trong ngành xây dựng.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng sập giàn giáo
Có rất nhiều nguyên nhân, sai sót trong quá trình lắp đặt và sử dụng gây ra tình trạng sập giàn giáo, cụ thể như:
- Nguyên nhân có thể là do tuột phanh, tuột kích. Khi 1 cụm kích trượt xuống và vượt 30-35mm thì lực nén tác động lên cột ray lân cận sẽ tăng dần, lớn hơn sức chịu tải cho phép của cụm kích là 425 kN (sức chịu tải của kích) dẫn tới cụm kích bị tuột phanh, tuột kích và trượt xuống dần. Sau đó là sự mất ổn định của thanh cột ray, gây rung lắc cho giàn giáo.
- Tiếp theo là kết cấu của hệ giàn giáo được thiết kế với độ an toàn thấp, chưa xét đến sự mất ổn định ngoài mặt phẳng khung của hệ phanh cột ray nâng hạ kích. Vì vậy, mặc dù hệ cột ray hoàn toàn đảm bảo khả năng chịu lực trong mặt phẳng khung nhưng lại mất an toàn ngoài mặt phẳng khung cột. Hơn nữa, với các tác động của khí hậu, độ an toàn này thực tế còn thấp hơn do sự ăn mòn kết cấu thép, cho nên khi gặp trục trặc hay các vấn đề vận hành vượt quá giới hạn cho phép thì hệ giàn giáo sẽ sụp đổ.
- Nguyên nhân cuối cùng là do bề mặt một số má phanh bị gỉ sét vì không được bảo dưỡng định kỳ. Một số má phanh bị tụt khi gia tải tới 420 kN, không đủ khả năng chịu tải theo thiết kế, độ tin cậy không cao.
- Hậu quả của sập giàn giáo không chỉ là thiệt hại về công trình, tiền bạc mà nghiêm trọng hơn nữa là mất mát về mạng sống và sức khỏe của những người lao động, làm đau đớn và gây sốc cho gia đình và người thân của họ. Đồng thời, những vụ việc cũng gây ra lo ngại lớn về an toàn lao động trong cộng đồng và đặt ra nhiều câu hỏi về quản lý và giám sát trong lĩnh vực xây dựng.
2. Một số công trình bị sập giàn giáo
Một số vụ sập giàn giáo mới nhất hiện nay:
- Vụ sập giàn giáo tại công trường Formosa (tỉnh Hà Tĩnh) tối ngày 25/3 làm 13 người chết, 29 người bị thương được xác định do 4 nguyên nhân gồm: tuột phanh, tuột kích, kết cấu thiết kế với độ an toàn thấp, bề mặt một số má phanh bị rỉ sét.
- Công trình xây dựng địa chỉ số 34-36 đường 2 Tháng 9 (phường Bình Hiên, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) xảy ra vụ sập giàn giáo công trình đổ bê tông. Vụ tai nạn này khiến 2 nạn nhân bị vùi lấp và 3 người khác bị thương.
- Vụ việc sập giàn giáo tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa khi đang đổ bê tông trần nhà khiến một người tử vong và 5 người bị thương.
- Vụ sập giàn giáo tại TP.Pleiku (Gia Lai) khiến 1 người tử vong, 1 người nguy kịch xảy ra trên địa bàn.
3. Những lưu ý khi lắp đặt sử dụng để hạn chế tình trạng sập giàn giáo
3.1. Cần kiểm tra gì trước khi sử dụng giàn giáo?
Những thông số cần kiểm tra trước khi sử dụng giàn giáo bao gồm:Lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa định kỳ hệ giàn giáo theo tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Kiểm tra các hạng mục trước khi sử dụng giàn giáo và phải kiểm tra thật kỹ, đúng quy trình.
3.2. Nên làm gì trong khi sử dụng giàn giáo để hạn chế tình trạng sập giàn giáo?
Việc đảm bảo an toàn trong khi sử dụng giàn giáo cũng rất quan trọng, chi tiết dưới đây:
- Đảm bảo thao tác từ độ cao trên 2.4m thì tất cả các sàn thao tác phải được lắp đặt đầy đủ. Lắp 2 hoặc 3 sàn thao tác thay vì 1 như độ cao dưới 2.4m.
- Cần phải sử dụng thang leo giàn giáo chứ không phải leo lên trực tiếp khung giàn giáo. Trừ khi loại giàn giáo đó được thiết kế bậc thang đặc biệt dùng để leo lên.
- Thiết kế một bục để dừng nghỉ cho mỗi đoạn chiều cao 10m bên cạnh thang leo giàn giáo.
- Dọn sạch sẽ những vật trơn trượt, dầu nhớt, mảng bám trên giàn giáo, thang leo giàn giáo, chiếu nghỉ và mâm giàn giáo.
- Đảm bảo rằng giàn giáo được lắp đặt chắc chắn vào kết cấu của tòa nhà để chống lật và rung lắc khi thời tiết không thuận lợi. Kiểm tra an toàn trước khi đưa vào sử dụng giàn giáo.
- Hãy chắc chắn các tấm trải sàn, sàn thao tác và mâm giàn giáo đang trong tình trạng tốt, được lắp đặt đúng cách.
- Sử dụng tất cả các thành phần cần thiết như: cùm giàn giáo, cùm tĩnh, cùm xoay,…. để đảm bảo tạo nên 1 hệ khung giàn giáo vững chắc nhất.
- Kiểm tra thường xuyên và thay thế các linh phụ kiện giàn giáo bị hư hỏng và không còn đạt chất lượng an toàn.
- Và điều quan trọng là phải sử dụng đầy đủ dây đai an toàn, kiểm tra sức khỏe của công nhân giàn giáo.
Hiện nay có rất nhiều vụ sập giàn giáo ở các tỉnh thành khác nhau trên cả nước như: sập giàn giáo Hà Nội, sập giàn giáo Quảng Bình, sập giàn giáo Đà Nẵng, sập giàn giáo Formosa Hà Tĩnh, sập giàn giáo Nghệ An, sập giàn giáo An Giang, sập giàn giáo Bình Dương, sập giàn giáo cầu Mỹ Thuận, sập giàn giáo cầu Thủ Thiêm, sập giàn giáo Hải Phòng, sập giàn giáo Hải Dương, sập giàn giáo Lê Văn Lương, sập giàn giáo Nha Trang, sập giàn giáo ở Bắc Ninh, sập giàn giáo ở Đồng Nai, sập giàn giáo ở Gia Lai, sập giàn giáo ở Huế, sập giàn giáo ở Sài Gòn, sập giàn giáo ở Vũng Áng, sập giàn giáo ở Vũng Tàu,...
Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để hạn chế tình trạng sập giàn giáo trong quá trình thi công.
Công ty Butraco Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm nội thất bằng vật liệu inox, thép, tôn lợp, và các sản phẩm gia công cơ khí. Nắm rõ tiêu chí “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Butraco luôn tin tưởng sẽ thành công trong mọi lĩnh vực xứng đáng với niềm tin của khách hàng và đối tác.
-------------------------------------------
Butraco Việt Nam – Nhà cung cấp dịch vụ cắt laser CNC, gia công kim loại tấm theo yêu cầu
- Công ty TNHH Butraco Việt Nam (BUTRACO VIETNAM COMPANY.,Ltd)
- VPGD: Tòa N03, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
- Nhà máy: KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
- SĐT liên hệ: 0983566468 - 0979566468