Ưu, nhược điểm của các loại thép thường được dùng

Với khả năng chịu lực lớn, dễ dàng lắp đặt, giá thành rẻ hơn so với các loại kim loại khác, sắt thép ứng dụng trong xây dựng các công trình: móng nhà, kết cấu thép, cầu đường, thủy điện, dân dụng, dịch vụ,...

1. Các loại thép thường dùng trong gia công xây dựng

Nêu các loại thép thường được dùng trong gia công xây dựng, công trình và điều hướng để giới thiệu về ưu, nhược điểm của các loại thép.

Được ví như bộ khung xương của công trình xây dựng, thép xây dựng cấu thành bởi sắt, cacbon, mangan, silic,... đảm bảo sự kiên cố, vững chắc cho kết cấu công trình. Hiện nay trên thị trường có 4 loại sắt thép được sử dụng nhiều nhất:

  • Thép thanh vằn (thanh gân dạng cây)
  • Thép dạng cuộn (cán nóng hoặc cán nguội)
  • Thép dạng ống (hộp): hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, tam giác, ống hàn xoắn, ống mạ kẽm,..,
  • Thép hình: C, I, L, U, H, V, Z

Do ngày càng phát sinh nhiều mục đích sử dụng cho các thiết kế đặc thù khác nhau, ngoài 4 loại sắt thép chính kể trên còn một số sản phẩm thép với tên gọi và ưu nhược điểm khác. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở phần nội dung ngay sau đây.

uốn   đúc

2. Ưu, nhược điểm của thép gió

Thép gió (HSS) là loại thép có độ cứng cao, khả năng chống mài mòn tốt, được sử dụng làm dụng cụ cắt công nghiệp: máy khoan, vòi khoan, dao phay, mũi doa, lưỡi cưa, cái đục, broach, máy nghiền cối, dụng cụ tiện,...

Thép gió sở hữu nhiều ưu điểm đáng kể:

  • Chịu nhiệt tốt (600-620°C)
  • Chịu va đập tốt
  • Tốc độ cắt tốt hơn gang, đồng
  • Thích hợp cắt, khoan vật liệu cứng
  • Kéo dài tuổi thọ dụng cụ nhờ khả năng chống mài mòn

Độ cứng cao tỷ lệ thuận với độ giòn. Trong quá trình gia công thép gió dễ bị đứt gãy khi gặp chuyển động rung, ở nhiệt độ càng cao, khả năng chống mài mòn càng giảm. Đơn vị sản xuất cần quản lý chặt chẽ định mức lực tác động cũng như thông số nhiệt phát sinh để hạn chế nhược điểm này.

3. Ưu, nhược điểm của thép hộp

Thép hộp là loại thép chịu lực tốt có kết cấu rỗng bên trong. Thép hộp có thể ở dạng hộp vuông, hộp chữ nhật. Thép hộp được dùng cho xây dựng khung hoặc móng của các tòa nhà cao tầng, lan can cầu thang, hoặc là chi tiết cấu thành các sản phẩm dân dụng,...

Được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đi đầu như Mỹ, Anh, Nhật Bản,... thép hộp có ưu điểm là: 

  • Giá thành vừa phải, chi phí vật tư phụ cho gia công thép hộp thấp
  • Tuổi thọ cao (cao hơn khi được mạ kẽm)
  • Dễ kiểm tra, sửa chữa, thay thế khi gặp vấn đề

Mặc dù có nhiều ưu thế như vậy, nhưng khi thiết kế yêu cầu tính thẩm mỹ cao về bề mặt thì thép hộp lại khó đáp ứng được khi ở dạng thô. Chúng phải trải qua quá trình xử lý bề mặt, có thể là sơn, mạ do đó để tối ưu chi phí, thời gian gia công, người sử dụng sẽ lựa chọn một số sản phẩm khác có cùng ứng dụng.

4. Ưu, nhược điểm của thép không gỉ

Thép không gỉ hay còn gọi là thép chống ăn mòn, thép crom, inox. Loại thép này có khả năng chống oxy hóa tốt, an toàn với sức khỏe con người khi sử dụng. Với giá thành tương đối cao nhưng lại sở hữu đặc tính nổi trội:

  • Chống oxy hóa, ít han gỉ trong môi trường chứa chất oxy hóa thông thường
  • Chịu lực tốt
  • Bề mặt thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh, khử trùng
  • Tuổi thọ sản phẩm từ thép không gỉ cao, không chứa chì, có thể tái chế
  • Thép không gỉ vẫn có thể bị ăn mòn dưới tác động của các hóa chất ăn mòn mạnh như dung dịch clorua, môi trường nước muối. Đơn giá gia công thép không gỉ cao hơn loại thép thường vì hiệu năng cắt kém, bề mặt nhạy cảm dễ bị ăn mòn khi hàn.

5. Ưu, nhược điểm của thép mạ kẽm

Thép mạ kẽm là thép đã trải qua giai đoạn xử lý bề mặt mạ kẽm. Sau khi được mạ kẽm thép trở nên cứng hơn, độ bền cao hơn khi sử dụng ngoài trời (ít bị rỉ sét hay oxy hóa). Thép mạ kẽm được phân loại theo phương pháp mạ kẽm (mạ lạnh, mạ nhúng nóng, mạ điện phân) và hình dạng của thép (thép ống mạ kẽm, thép hộp mạ kẽm, thép cuộn mạ kẽm,...)

uốn   đúc

Những ưu điểm của thép mạ kẽm:

  • Độ bền và tuổi thọ cao
  • Khả năng chịu lực tốt
  • Chi phí thấp (bề mặt phủ lớp mạ kẽm rẻ hơn sơn phủ khác)
  • Mạ kẽm toàn phần về mặt thép, bảo vệ toàn diện các mặt, góc cạnh
  • Dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường mà không cần phá hủy kết cấu sản phẩm
  • Tiết kiệm thời gian lắp đặt, hoàn thiện

Thời gian gia công thép mạ kẽm ngắn hơn, đẩy nhanh tiến độ sản xuất mà không cần chờ đợi công đoạn mang thép đã gia công đi mạ. Quá trình gia công không làm hỏng bề mặt mạ kẽm, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho sản phẩm. Ngoại trừ nhược điểm nhỏ là độ nhám bề mặt thấp và tính thẩm mỹ chưa được cao, thì thép mạ kẽm vẫn là lựa chọn tốt cho một số công trình xây dựng đặc thù với chi phí rẻ.

6. Ưu, nhược điểm của thép đai

Thép đai hay còn gọi là dây đai thép, dây đai không gỉ, dây đai thép không gỉ. Dây đai thép sản xuất bằng phương pháp cán nguội được xử lý sơn đầu hoặc sơn tĩnh điện cao cấp, chia thành 3 loại chính: dây đai thép dầu, dây đai thép sơn tĩnh điện, dây đai thép mạ kẽm.

Thép đai có ưu điểm: độ căng tốt, khả năng chịu tải lực cao; lớp dầu/sơn bảo vệ tạo thành lớp chống gỉ và chống ăn mòn cực kỳ tốt. Tuy nhiên giá thành thép đai cao hơn nhiều các loại dây đai khác. 

Vì bản chất là kim loại, thép đai có thể làm hỏng/xước bề mặt hàng hóa. Độ co giãn của thép đai kém nên dưới tác động thay đổi của nhiệt độ môi trường, thép đai có thể bị giãn nở hoặc co rút lại. Quá trình gia công thép đai cần phải tính toán thông số về độ chịu lực, co giãn sao cho phù hợp với ứng dụng ở từng vị trí lắp đặt hay cách sử dụng.

7. Ưu, nhược điểm của thép hình

Thép hình ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế chịu lực: kết cấu dân dụng, nhà xưởng, nhà tiền chế, cầu đường,... Thép hình còn được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng, chế tạo lò hơi, sản xuất cơ khí khung, giá kệ,... dưới các hình dạng quen thuộc: 

  • Thép hình L: độ bền, độ chịu lực cao, không bị biến đổi khi chịu va đập, chống chịu tốt với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hóa chất
  • Thép hình V: ứng dụng tải điểm nhằm chống cắt, chống căng, nén, kết nối thép hình H/I, Battens/Laces,... Thép hình V không đối xứng trục XX-YY nên ít được sử dụng hơn các loại thép hình khác.
  • Thép hình U/C: dùng cho hệ thống sàn Josit, xà gồ, tạo hình chữ I ảo, liên kết thép thanh và bề mặt phẳng (bê tông, gạch). Thép hình U/C không thích hợp cho công trình cần chịu tải nặng.
  • Thép hình I/H: khả năng tương thích cao khi kết nối hệ thống thanh thép chính - phụ của thiết kế công trình, tuy nhiên xoắn ít hơn, không tải được hướng XX

Thép hình là chủng loại vật liệu mang tính chịu lực cao, vì vậy quá trình gia công thép hình cần kiểm tra thông số kỹ thuật chính xác, thông số vật liệu đảm bảo khả năng chịu tải rất quan trọng. Nếu bạn cần mua và sử dụng thép hình cho công trình của mình nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín, tránh gặp phải rủi ro không đáng có

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có được thông tin cơ bản cần thiết về các loại thép xây dựng thông dụng tại Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về hoạt động gia công thép, gia công tạo hình, hay có ý định đặt hàng gia công theo yêu cầu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin liên hệ đi kèm bài viết này.

uốn   đúc

Công ty Butraco Việt Nam luôn sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất, là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, gia công các sản phẩm nội thất bằng vật liệu inox, thép, tôn lợp, và các sản phẩm gia công cơ khí. Nắm rõ tiêu chí “Chất lượng - Chuyên nghiệp - Hiệu quả”. Butraco luôn tin tưởng sẽ thành công trong mọi lĩnh vực xứng đáng với niềm tin của khách hàng và đối tác. 

-------------------------------------------

Butraco Việt Nam – Nhà cung cấp dịch vụ cắt laser CNC, gia công kim loại tấm theo yêu cầu

  • Công ty TNHH Butraco Việt Nam (BUTRACO VIETNAM COMPANY.,Ltd)
  • VPGD: Tòa N03, Trần Quý Kiên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
  • SĐT liên hệ: 0983566468 - 0979566468